Chủ Nhật, 28/4/2024 - 03:31:09 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Kiểm toán nhà nước tập huấn, phổ biến các Nghị quyết của Quốc hội

THỨ BA, 15/02/2022 11:41:45 | THỜI SỰ - SỰ KIỆN
(BKTO) – Chiều 14/2, KTNN tổ chức Hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị quyết số 43/2022/QH15, Nghị quyết 44/2022/QH15 và Nghị quyết 46/2022/QH15 của Quốc hội.

Tham dự Hội nghị có Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Hà Thị Mỹ Dung, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Doãn Anh Thơ cùng lãnh đạo từ cấp Trưởng phòng trở lên của các đơn vị trực thuộc KTNN tại trụ sở 116 Nguyễn Chánh và các điểm cầu.
 

Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Hà Thị Mỹ Dung phát biểu khai mạc Hội nghị. Ảnh: Phương Vân

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Hà Thị Mỹ Dung nêu rõ, bám sát chủ trương, định hướng của Đảng, tại Kỳ họp bất thường lần thứ nhất của Quốc hội khóa XV vừa qua, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 43/2022/QH15, Nghị quyết số 44/2022/QH15 và Nghị quyết số 46/2022/NQ15 nhằm kiên trì giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, qua đó kịp thời có những quyết sách quan trọng, giải quyết hiệu quả các vấn đề thực tiễn đặt ra, khẩn trương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài, cũng như gắn kết chặt chẽ với Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025.

Theo đó, KTNN được giao nhiệm vụ tổ chức kiểm toán hàng năm đối với việc tổ chức thực hiện Chương trình, các Nghị quyết theo chức năng, quyền hạn của mình.

Với quyết tâm cao và tinh thần trách nhiệm của Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo KTNN đã tổ chức chỉ đạo việc thực hiện các Nghị quyết trên. Ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần, ngày 11/02/2022, Ban Cán sự Đảng KTNN đã ban hành Chương trình hành động số 17-CTr/BCSĐ, đồng thời xác định các nhiệm vụ, giải pháp, kế hoạch và phân công các đơn vị thực hiện cụ thể, trong đó nhiều nhiệm vụ cần được triển khai ngay từ đầu năm 2022.

“Trong ngày 15/02, Tổng Kiểm toán nhà nước tổ chức khai mạc cuộc kiểm toán việc huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 và các chính sách hỗ trợ, là một nội dung trong Nghị quyết số 46/2022/QH15” - Phó Tổng Kiểm toán nhà nước cho biết.

Vì vậy, KTNN tổ chức Hội nghị nhằm kịp thời phổ biến đến toàn thể cán bộ, công chức, kiểm toán viên về tinh thần và nội dung của các Nghị quyết, qua đó các đơn vị trực thuộc KTNN xác định các nhiệm vụ cụ thể để triển khai kịp thời.

Với tinh thần đó, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Hà Thị Mỹ Dung đề nghị các công chức, kiểm toán viên của KTNN tham dự Hội nghị nghiêm túc, có trách nhiệm, trao đổi và thảo luận sôi nổi, đặc biệt là đối với các nội dung phức tạp, cần làm rõ… qua đó hiểu sâu và thực hiện tốt các nhiệm vụ của KTNN, đáp ứng được kỳ vọng của Quốc hội và công chúng trong việc triển khai thực hiện các Nghị quyết nêu trên.

Ông Phan Đức Hiếu - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội trao đổi, phổ biến một số nội dung chủ yếu của các Nghị quyết tại Hội nghị. Ảnh: Phương Vân

Tại Hội nghị, ông Phan Đức Hiếu - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XV - người có nhiều kinh nghiệm và tham gia sâu trong quá trình xây dựng và ban hành các Nghị Quyết - đã trao đổi và phổ biến những nội dung, tinh thần chủ yếu của các Nghị quyết, mục tiêu của các Nghị quyết, đặc biệt là vai trò của KTNN trong việc thực hiện các Nghị quyết trên.

Khái quát nội dung chủ yếu của Nghị quyết 43/2022/QH15 ông Phan Đức Hiếu nêu rõ, đây là Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ cho Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, làm cơ sở để Chính phủ ban hành, thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Tinh thần của Nghị quyết là xác định một số nguyên tắc; phạm vi; nguồn lực; quy mô của gói hỗ trợ về tài khóa, tiền tệ với khoảng 350.000 tỷ đồng cũng như xác định đối tượng thụ hưởng các chính sách… và Chính phủ sẽ căn cứ vào đó để cụ thể hóa trong triển khai Chương trình.

Nghị quyết cũng xác định một số cơ chế, thể chế đặc thù, tức là chỉ áp dụng cho các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, không áp dụng đại trà.

Điểm đáng lưu ý trong Nghị quyết 43/2022/QH15 là việc triển khai phải có trọng tâm, trọng điểm, đúng đối tượng hỗ trợ, giải quyết các vấn đề cấp bách, tránh dàn trải và lãng phí nguồn lực. Đặc biệt Nghị quyết nhấn mạnh đến khung thời gian thực hiện các chính sách chủ yếu trong 2 năm (2022-2023) do đó việc triển khai phải đảm bảo khả thi, kịp thời, hiệu quả…

Đối với Nghị quyết số 44/2022/QH15 về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 đã xác định sơ bộ tổng mức đầu tư của Dự án là 146.990 tỷ đồng. Việc triển khai, thực hiện Dự án được áp dụng cơ chế đặc thù quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 5 của Nghị quyết số 43/2022/QH15.

Các đại biểu tham dự Hội nghị. Ảnh: Phương Vân

Đề cập đến nhiệm vụ của KTNN được nêu rõ trong các Nghị quyết trên của Quốc hội, ông Phan Đức Hiếu nêu rõ, căn cứ quy định của Luật KTNN, KTNN cần chú trọng đánh giá việc tuân thủ các chỉ đạo, các quy định của pháp luật tức là tính đồng bộ, thống nhất trong triển khai các chủ trương, chính sách; việc huy động, phân bổ, quản lý và sử dụng các nguồn lực thực hiện các chính sách theo Nghị quyết của Quốc hội; cân đối hợp lý giữa các vùng miền, địa phương, lĩnh vực, đối tượng ưu tiên; tránh lợi ích nhóm, trục lợi chính sách, công bằng, công khai, minh bạch... Đặc biệt, KTNN cần đánh giá về tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả thực hiện các chính sách để đóng góp cho phục hồi và phát triển kinh tế.../.
Đ. KHOA

 

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

(BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201