Chủ Nhật, 19/5/2024 - 15:40:44 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Hoàn thiện chính sách thu hút nguồn lực xã hội cho khám, chữa bệnh

THỨ SÁU, 09/09/2022 10:40:44 | THỜI SỰ - SỰ KIỆN
(BKTO) – Tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, chiều 08/9, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận về Dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi). Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành phiên thảo luận.

 

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Hiếu phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: quochoi.vn


Báo cáo một số nội dung lớn về Dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), tại Hội nghị, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, Dự thảo Luật sau khi chỉnh lý gồm 12 chương, 119 điều, nhiều hơn 13 điều so với Dự thảo đã trình Quốc hội.

Ban soạn thảo đề xuất bổ sung hai chính sách mới về thử nghiệm lâm sàng và quy định cho phép ban hành các hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh (KCB) bằng hình thức quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, Dự thảo Luật quy định giá KCB được xác định dựa trên chi phí tính đầy đủ các yếu tố chi phí, phù hợp với khả năng chi trả và khuyến khích nâng cao chất lượng, phát triển kỹ thuật chuyên môn. Thường trực Ủy ban Xã hội nhất trí với ý kiến đề nghị Nhà nước cần quy định khung giá dịch vụ KCB tại cơ sở KCB tư nhân như đang thực hiện ở một số nước.

Liên quan đến quy định về xã hội hóa và thu hút nguồn lực xã hội trong hoạt động KCB, bà Nguyễn Thúy Anh nêu rõ, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Dự thảo được chỉnh lý theo hướng Nhà nước thực hiện đa dạng hóa các loại hình dịch vụ KCB và có các chính sách thu hút nguồn lực xã hội trong hoạt động KCB.

Trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý, có ý kiến cho rằng, cần cụ thể hơn về phương thức và nguyên tắc thực hiện huy động nguồn lực xã hội; liệt kê, phân loại đầy đủ các hoạt động và điều kiện xã hội hóa như: Hoạt động nào ngân sách nhà nước chưa bố trí được, cần huy động nguồn lực xã hội để thực hiện xã hội hóa hoặc đầu tư theo hình thức đối tác công tư; trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xã hội hóa.

Thường trực Ủy ban Xã hội nhận thấy, các ý kiến này là xác đáng và sẽ tiếp tục phối hợp Ban soạn thảo, cơ quan hữu quan nghiên cứu, cụ thể hóa hơn nữa quy định về xã hội hóa và thu hút nguồn lực xã hội trong hoạt động KCB.

Quan tâm đến điều khoản về hợp tác công- tư trong y tế, tại Hội nghị, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (Đoàn Bình Định) đề xuất bỏ cụm từ “xã hội hóa y tế”, bởi trong lịch sử của Việt Nam cũng như trên thế giới không thấy định nghĩa thế nào là xã hội hóa y tế. “Không thể xã hội hóa y tế bằng cách tư nhân bỏ tiền ra chung với bệnh viện mua máy đặt trong bệnh viện công để sử dụng rồi chia nhau lợi nhuận” - đại biểu khẳng định, đồng thời đề xuất chỉ nên quy định 3 hình thức hợp tác công - tư trong y tế, gồm: Hình thức cho vay, hình thức thuê và hợp tác công - tư phi lợi nhuận.

Cùng mối quan tâm, đại biểu Nguyễn Công Long (Đoàn Đồng Nai) nêu rõ, Dự thảo Luật quy định hình thức thu hút nguồn lực xã hội trong hoạt động KCB bao gồm: Đầu tư theo hình thức đối tác công tư, các hình thức xã hội hóa khác theo quy định của Chính phủ.

Đại biểu cho rằng, quy định như vậy chưa xác định rõ những chính sách thu hút xã hội hóa trong lĩnh vực y tế này là gì và đầu tư theo hình thức đối tác công tư chỉ là một chính sách.

Bên cạnh đó trong thực tế, từ khi ban hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020, việc thu hút các nhà đầu tư trong các lĩnh vực giao thông, điện, hạ tầng… có sự trầm lắng một cách rất đáng lo ngại. Do vậy, nếu coi đây là một chính sát thu hút, ưu đãi trong lĩnh vực KCB cần phải làm rõ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn.

Từ thực tế công tác xã hội hóa thời gian qua, đại biểu đề nghị, cần tổng kết lại thực tiễn hệ thống y tế, đặc biệt là mô hình liên doanh, liên kết. “Chính sách của chúng ta làm sao để phát triển các nguồn lực xã hội mà thành lập tất cả các cơ sở KCB tư càng ngày càng hiện đại, phát triển để cùng chung sức với Nhà nước, không phải là tạo ra một mô hình liên doanh, liên kết, rồi không rõ ràng trong cơ chế tài chính lại gây ra những hệ lụy khác” - đại biểu Nguyễn Công Long nêu quan điểm./.
Đ. KHOA 

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

(BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201