Thứ Sáu, 29/3/2024 - 15:57:56 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Phiên họp lần thứ 14 của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương

CHỦ NHẬT, 19/12/2021 18:16:44 | THỜI SỰ - SỰ KIỆN
(BKTO) - Ngày 18/12, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp lần thứ 14 của Ban Chỉ đạo, cho ý kiến vào Dự thảo Đề án “Các giải pháp tăng cường kiểm soát chất lượng đào tạo cử nhân luật” do Ban Cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng.

Phiên họp cũng đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2021 và triển khai chương trình công tác năm 2022 của Ban Chỉ đạo.
 

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Phiên họp lần thứ 14 của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương. Ảnh: TTXVN


Đề án “Các giải pháp tăng cường kiểm soát chất lượng đào tạo cử nhân luật” nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân luật, thông qua tăng cường các giải pháp kiểm soát chất lượng đào tạo tại các cơ sở đào tạo chuyên sâu về hành nghề luật để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.

Dự thảo Đề án đặt mục tiêu đến năm 2026, 100% chương trình đào tạo cử nhân thuộc nhóm ngành pháp luật đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục.

Sau khi nghe các thành viên dự họp nêu ý kiến, phát biểu tại Phiên họp, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, Đề án “Các giải pháp tăng cường kiểm soát chất lượng đào tạo cử nhân luật” có ý nghĩa lớn, liên quan đến nhiều lĩnh vực trong cuộc sống.

Do đó, Ban Cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tiếp thu ý kiến, tiếp tục bổ sung vào Dự thảo Đề án, trong đó cần đưa ra được các giải pháp đột phá nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân luật trong toàn hệ thống các cơ sở đào tạo, trước hết là tập trung cho 2 trường Đại học Luật Hà Nội và Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.

Đáng chú ý, Chủ tịch nước nhấn mạnh kiên quyết đóng cửa các cơ sở đào tạo không đạt yêu cầu, như không đạt về chỉ tiêu giáo viên cơ hữu, cơ sở vật chất, chất lượng giáo trình, giáo án…

Đặc biệt, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần ban hành bộ tiêu chí để nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân luật, nhất là đẩy mạnh giáo dục tư tưởng, quan điểm lập trường liên quan đến bảo đảm quyền con người, bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân.

Yêu cầu trong quý I/2022 Đề án phải được phê duyệt, Chủ tịch nước chỉ đạo Ban cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm hoàn thiện Dự thảo Đề án để Bộ Tư pháp thẩm tra và trình cơ quan có thẩm quyền xem xét phê duyệt.

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2021 của Ban Chỉ đạo, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhận xét, Ban Chỉ đạo đã hoàn thành các nhiệm vụ đề ra. Nổi bật là, công tác cải cách tư pháp đã đóng góp quan trọng vào tổng thể các chương trình, nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước đề ra; đẩy mạnh xây dựng Dự thảo Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”…

Về chương trình công tác năm 2022, ngoài 11 chương trình mà Ban Nội chính Trung ương - cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo đã xây dựng, Chủ tịch nước yêu cầu Ban Chỉ đạo tập trung vào một số nhiệm vụ quan trọng như dành nguồn lực cho việc xây dựng cơ sở vật chất của hệ thống các cơ quan tư pháp; tiếp tục dành thời gian lấy ý kiến góp ý và hoàn thành Dự thảo Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.../.
DIỆU THIỆN

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

(BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201