(BKTO) - Qua kiểm toán Chuyên đề việc thực hiện Đề án tái cơ cấu DNNN, trọng tâm là tập đoàn, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011-2015, KTNN thẳng thắn chỉ rõ việc quản lý đầu tư vốn của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) chưa hiệu quả; đồng thời, hiệu quả quản lý vốn đối với các DN mà SCIC tiếp nhận từ các Bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố cũng không cao.
Xem tiếp(BKTO) - Báo cáo kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước (KTNN) nhấn mạnh, một trong những nguyên nhân quan trọng làm giảm tốc quá trình tái cơ cấu DNNN thời gian qua chính là một số Bộ, địa phương, tập đoàn (TĐ) kinh tế, tổng công ty (TCT) nhà nước chưa chỉ đạo quyết liệt và tích cực tổ chức triển khai phương án sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn đã được phê duyệt.
Xem tiếp(BKTO) - Qua kiểm toán Chuyên đề việc thực hiện Đề án tái cơ cấu DNNN, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011-2015, KTNN đã phân tích và thẳng thắn chỉ ra nhiều tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện các cơ chế, chính sách liên quan tới tái cơ cấu DNNN khiến Nhà nước có thể bị thất thu, còn nhà đầu tư hưởng lợi.
Xem tiếp(BKTO) - Từ thực tế kiểm toán Chương trình quốc gia An toàn lao động, vệ sinh lao động năm 2014 (Chương trình), KTNN đã phát hiện và kiến nghị xem xét một số bất cập về cơ chế, chính sách trong thực hiện Chương trình. Ghi nhận của phóng viên Báo Kiểm toán cho thấy, những phát hiện và kiến nghị của KTNN đã được rà soát, khắc phục, sửa đổi kịp thời, góp phần hoàn thành các mục tiêu Chương trình đề ra trong giai đoạn 2011-2015.
Xem tiếp(BKTO) - Với sự nỗ lực của các Bộ, ngành, địa phương, đến năm 2014 Chương trình quốc gia An toàn lao động, vệ sinh lao động (Chương trình) đã đạt được một số kết quả đáng kể. Tuy nhiên, qua kiểm toán cho thấy, còn nhiều mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình chưa đạt được. KTNN kiến nghị, Chương trình cần tập trung giải pháp, nguồn lực để hoàn thành các mục tiêu đã đề ra.
Xem tiếp(BKTO) - Kiểm toán việc huy động nguồn lực và bố trí, sử dụng kinh phí Chương trình quốc gia về An toàn lao động, vệ sinh lao động (Chương trình) năm 2014, KTNN chỉ ra một nghịch lý: Trong khi nguồn kinh phí từ NSNN bố trí cho Chương trình còn hạn chế khiến nhiều dự án gặp khó khăn trong triển khai thì tại một số đơn vị, địa phương lại chi không hết tiền phải hủy dự toán hoặc chuyển nguồn.
Xem tiếp(BKTO) - Sau khi kiểm toán các khoản nợ nước ngoài, gồm vay ODA và vay ưu đãi, phát hành trái phiếu quốc tế, các khoản vay nước ngoài về cho vay lại, trong khuôn khổ cuộc kiểm toán Chuyên đề công tác quản lý nợ công năm 2014, KTNN đã chỉ ra nhiều tồn tại, bất cập trong công tác quản lý các khoản nợ này.
Xem tiếp(BKTO) - Báo cáo kiểm toán Chuyên đề công tác quản lý nợ công năm 2014 cho biết, đến 31/12/2014, nợ được Chính phủ bảo lãnh tương đương 422.640 tỷ đồng, chiếm 18,49% nợ công, trong đó 87 dự án vay nước ngoài và trái phiếu DATC (Công ty mua bán nợ) với tổng dư nợ tương đương 210.802 tỷ đồng, tăng 37,21% so với năm 2013; 12 dự án vay trong nước với tổng dư nợ tương đương 41.052 tỷ đồng, tăng 4,32% so với năm 2013; bảo lãnh phát hành trái phiếu Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) là 170.785 tỷ đồng, tăng 1,3% so với năm 2013.
Xem tiếp(BKTO) - Bài viết “Nhìn vào thực trạng sử dụng, quản lý nợ công” đăng trên Báo Kiểm toán (số 44, ra ngày 03/11/2016) đã đề cập đến nợ công dưới các góc nhìn của Chính phủ, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội và KTNN. Trong số này, Báo Kiểm toán tiếp tục thông tin đầy đủ hơn về những kiến nghị của KTNN sau khi kiểm toán Chuyên đề công tác quản lý nợ công năm 2014.
Xem tiếp(BKTO) - Báo cáo về mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công giai đoạn 2016-2020 của Chính phủ; Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách (TCNS) của Quốc hội tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV và Báo cáo kiểm toán chuyên đề quản lý nợ công năm 2014 của KTNN đều chỉ rõ những mặt tích cực và hạn chế của việc huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công thời gian qua.
Xem tiếp