Thứ Năm, 25/4/2024 - 15:03:19 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

VCCI: Cần hoàn thiện một số quy định về hoạt động in

CHỦ NHẬT, 05/12/2021 18:14:16 | KINH TẾ - XÃ HỘI
(BKTO) - Bộ Thông tin và Truyền thông đang xây dựng Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 60/2014/NĐ-CP và Nghị định số 25/2018/NĐ-CP về hoạt động in (Dự thảo). Góp ý cho Dự thảo này, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng Dự thảo vẫn tồn tại một số quy định chưa phù hợp, cần được hoàn thiện.

VCCI cho rằng cần hoàn thiện một số quy định về hoạt động in - Ảnh minh họa: mic.gov.vn


Cụ thể, về cấp giấy phép hoạt động in, tại Khoản 7 Điều 1 Dự thảo quy định trường hợp chi nhánh, địa điểm kinh doanh của cơ sở in có thực hiện chế bản, in, gia công sau in thì UBND cấp tỉnh nơi đặt chi nhánh, địa điểm kinh doanh thực hiện cấp giấy phép hoạt động in và gửi bản sao cho cơ quan quản lý nhà nước ở tỉnh nơi cơ sở đặt trụ sở chính.

Theo VCCI, về nguyên tắc, chi nhánh, địa điểm kinh doanh là bộ phận thuộc doanh nghiệp, chủ thể chịu trách nhiệm pháp lý là doanh nghiệp. Vì vậy, việc cấp giấy phép cho chi nhánh chưa phù hợp với tính chất của chủ thể này.

Do đó, VCCI đề xuất điều chỉnh: Khi thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động in, doanh nghiệp cần kê khai thông tin về chi nhánh, địa điểm kinh doanh có thực hiện chế bản, in và cung cấp các tài liệu chứng minh doanh nghiệp đáp ứng điều kiện hoạt động ở các chi nhánh, địa điểm kinh doanh này.

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp giấy phép hoạt động in trong đó xác định các chi nhánh, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp trong giấy phép; cơ quan cấp phép sẽ gửi thông tin tới địa phương có chi nhánh, địa điểm kinh doanh để phối hợp quản lý.

Về nhận chế bản, in, gia công sau in, tại khoản 13, 14 Điều 1 Dự thảo quy định bao bì, nhãn hàng hóa phải có giấy phép lưu hành, giấy chứng nhận đăng ký, giấy chứng nhận chất lượng. Lý do áp dụng quy định này được cơ quan soạn thảo giải trình là nhằm ngăn chặn hàng giả.

Tuy nhiên, VCCI cho rằng, theo quy định hiện hành, cơ quan quản lý có nhiều biện pháp để quản lý hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (ví dụ, yêu cầu người bán hàng chứng minh nguồn gốc của hàng hóa; đối với các hàng hóa của các ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì sẽ được kiểm soát thông qua cơ chế quản lý của các ngành nghề kinh doanh này).

“Do đó, kiểm soát hàng giả thông qua việc đặt ra yêu cầu khi thực hiện các giao dịch chế bản, in, gia công sau in… là không cần thiết, trong khi đó quy định này lại gây phiền phức, khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động. Vì vậy, cơ quan soạn thảo cần cân nhắc bỏ khoản 13, 14 Điều 1 Dự thảo và giữ như quy định hiện hành” - VCCI góp ý./.
DIỆU THIỆN

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201