Thứ Năm, 01/5/2025 - 20:54:29 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Môi trường kinh doanh tốt sẽ giúp doanh nghiệp phục hồi

THỨ NĂM, 30/06/2022 15:16:56 | KINH TẾ - XÃ HỘI
(BKTO) - Môi trường kinh doanh tốt hơn tại Đông Nam Á là yếu tố quan trọng đối với việc phục hồi các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19.

 

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet


Thông điệp trên được đưa ra tại Hội thảo khu vực theo hình thức trực tuyến “Môi trường kinh doanh tốt hơn trong khu vực để phục hồi sau đại dịch ở Đông Nam Á”.

Hội thảo do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tổ chức ngày 29/6 với sự hỗ trợ của Quỹ Giảm nghèo và Hợp tác Khu vực của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã thảo luận về các phản ứng chính sách nổi bật của chính phủ, bao gồm nhu cầu về một phương pháp tiếp cận toàn diện hệ sinh thái có thể kết nối liền mạch nhiều mảng khác nhau nhằm tạo ra một nền kinh tế địa phương hưng thịnh với các doanh nghiệp nhỏ có khả năng phục hồi, hoạt động hiệu quả hơn sau đại dịch Covid-19.

Ông Ramesh Subramaniam - Tổng Vụ trưởng Vụ Đông Nam Á của ADB - phát biểu: “Các doanh nghiệp nhỏ là nền tảng của các nền kinh tế trong khu vực Đông Nam Á. Hiểu được môi trường kinh doanh ảnh hưởng như thế nào đến khả năng tồn tại của các doanh nghiệp trong giai đoạn đầy thách thức này là chìa khóa để mở ra các biện pháp can thiệp chính sách hỗ trợ phục hồi sau đại dịch và có thể giúp đạt được tiến bộ trong các Mục tiêu phát triển bền vững.”

Tăng trưởng kinh tế khu vực đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển liên tục của Đông Nam Á. Nền kinh tế địa phương ở hầu hết các nơi trong khu vực đều do các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) chi phối. Các MSME chiếm 97% tổng số các doanh nghiệp trong khu vực, sử dụng khoảng 2/3 tổng lực lượng lao động và chiếm khoảng 40% tổng sản phẩm quốc nội.

Không giống như các doanh nghiệp lớn thường ở các khu vực đô thị, 80% MSME hoạt động ở các thị trấn của tỉnh hoặc ở các vùng nông thôn và vùng sâu, vùng xa, nơi họ cung cấp một loạt các sản phẩm và dịch vụ thiết yếu cho cộng đồng địa phương, đặc biệt là tạo công ăn việc làm cho phụ nữ.

Tuy nhiên, các MSME phải đối mặt với một số thách thức riêng biệt. Họ có mức vốn thấp và hạn chế về nguồn lực để đổi mới. Nhiều doanh nghiệp ở khu vực phi chính thức với mức độ hiểu biết thấp về các chương trình và hỗ trợ của chính phủ.

Trên khắp Đông Nam Á, các MSME đã bị thiệt hại lớn về thu nhập và vốn do đại dịch Covid-19. Các MSME cũng phải đối mặt với những thách thức mới, chẳng hạn như chi phí kinh doanh cao hơn, nợ ngày càng tăng và những bất ổn trong quản lý điều hành đòi hỏi phải cải cách cơ cấu để cải thiện môi trường hoạt động kinh doanh tại địa phương.

Các doanh nghiệp nhỏ là những người đóng góp quan trọng vào thành công kinh tế. Bất kỳ kế hoạch phục hồi kinh tế nào hoặc nỗ lực chuyển sang nền kinh tế carbon thấp cũng sẽ yêu cầu hoạch định các điều kiện kinh doanh giữa các nền kinh tế địa phương để hiểu rõ các yếu tố, chiến lược và hành vi quan trọng có thể tăng cường sự phát triển MSME cũng như hỗ trợ tăng trưởng kinh tế địa phương./.
THÀNH ĐỨC



 

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     2 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201