Thứ Sáu, 19/4/2024 - 12:21:41 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Mở rộng chính sách thu hút du khách, tránh dàn trải trong đầu tư cho du lịch

THỨ SÁU, 09/11/2018 15:10:00 | KINH TẾ - XÃ HỘI
(BKTO) - Đây là thông tin được chia sẻ tại Hội thảo "Du lịch với tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam" do Tổng cục Du lịch, Viện nghiên cứu phát triển Du lịch Việt Nam phối hợp tổ chức ngày 8/11 tại Hà Nội.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch Nguyễn Anh Tuấn chia sẻ, hiện nay trên thế giới, ngành du lịch đang phát triển nhanh và mạnh, đây là ngành kinh tế giữ được sự tăng trưởng liên tục, tạo ra nhiều việc làm và đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia cũng như thế giới. 
 

Toàn cảnh hội thảo - Ảnh: Vi Phong

Du lịch ở nước ta đã được Đảng, Nhà nước ngày càng quan tâm và đánh giá cao nhờ những đóng góp quan trọng của ngành du lịch vào phát triển kinh tế- xã hội thể hiện ở thu nhập, việc làm cho đông đảo tầng lớp cư dân, góp phần giảm nghèo, tăng cường giao lưu, bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường. Quá trình phát triển du lịch đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, tuy nhiên, còn nhiều rào cản, khó khăn và hạn chế dẫn đến hiệu quả từ ngành này chưa cao, nguy cơ tiềm ẩn vẫn tồn tại, đặc biệt chưa tạo được khả năng cạnh tranh mạnh trong khu vực và quốc tế.

Đứng trước xu hướng phát triển toàn cầu và trong nước, phát triển du lịch chính là hướng đi đúng để thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội trong bối cảnh của quá trình tái cấu trúc nền kinh tế. Từ thực trạng phát triển du lịch Việt Nam, trước những xu hướng và yếu tố tác động hiện nay, đặt ra những yêu cầu phải có những định hướng, giải pháp để thúc đẩy phát triển du lịch, tăng cường sự đóng góp của du lịch đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước như Nghị quyết số 08/NQ- TW của Bộ Chính trị đã chỉ ra.
 

Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch Nguyễn Anh Tuấn phát biểu tại hội thảo - Ảnh: Vi Phong

Tại hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng, Việt Nam có rất nhiều tiềm năng và lợi thế để cạnh tranh và phát triển ngành du lịch, tuy nhiên, thực trạng phát triển của ngành thời gian qua chưa tương xứng với tiềm năng. Quá trình phát triển du lịch đã bộc lộ nhiều hạn chế và chưa đủ sức cạnh tranh với các nước trong khu vực. Trong khi đó, đầu tư cho du lịch vẫn dàn trải, chưa tập trung, dẫn đến hiệu quả chưa tương xứng tiềm năng... 

Theo đó, để du lịch phát triển bền vững, trong thời gian tới, các chuyên gia trong lĩnh vực này cho rằng, cần tạo điều kiện thuận lợi cho chính sách visa, mở cửa bầu trời, kêu gọi, thu hút đầu tư FDI vào du lịch…, đồng thời phát huy thế mạnh về nguồn tài nguyên, đặc biệt là việc khai thác giá trị các di sản để phục vụ du lịch...

Bên cạnh đó, cần đầu tư về công tác xúc tiến, quảng bá, hợp tác với các tập đoàn lớn về du lịch trên thế giới, xây dựng các sản phẩm du lịch chất lượng, có trọng tâm, trọng điểm. Đặc biệt, cần tăng cường đội ngũ nhân lực chất lượng cao, cải thiện môi trường kinh doanh thuận lợi cho các DN du lịch, nâng cao sức cạnh tranh của du lịch Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

NGUYỄN LỘC

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201