Thứ Bảy, 4/5/2024 - 06:52:28 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Covid-19 làm giảm thu nhập và tăng tỷ lệ hộ nghèo

THỨ HAI, 10/05/2021 16:05:00 | KINH TẾ - XÃ HỘI
(BKTO) - Đại dịch Covid-19 sẽ làm giảm thu nhập trên đầu người của hộ gia đình trung bình 9,8% và nhóm có thu nhập thấp nhất sẽ bị giảm đến 10,2% thu nhập, trong khi tỷ lệ hộ nghèo trong ngũ phân vị có thu nhập nghèo nhất sẽ tăng 40%.

Theo ADB, Việt Nam cần có kế sách lâu dài, bền vững nhằm giúp cho người nghèo và người dễ bị tổn thương đa dạng hoá được sinh kế. Ảnh: nguồn internet


Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đưa ra nhận định trên.

Theo ADB, các hộ gia đình ở nông thôn sẽ bị tổn thất thu nhập từ nguồn người lao động di cư gửi tiền về nhà nhiều hơn so với các hộ gia đình ở đô thị và các hộ gia đình có phụ nữ làm chủ hộ sẽ bị tổn thất kiều hối cả từ nước ngoài lẫn trong nước nhiều hơn so với hộ gia đình do nam giới làm chủ hộ.

Tính toán của ADB cũng cho thấy sự gia tăng tỷ lệ hộ nghèo trong nhóm dân tộc thiểu số sẽ thấp hơn so với hộ nghèo trong nhóm không thuộc dân tộc thiểu số nhưng số người nghèo thuộc các hộ nghèo dân tộc thiểu số lại lớn hơn. Do vậy, tính theo số tuyệt đối thì số này sẽ tăng nhiều hơn hẳn so với số người nghèo sống trong các hộ không thuộc dân tộc thiểu số.

Ứng phó với tác động của đại dịch Covid-19, ngày 09/4/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 42/NQ-CP về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 (Nghị quyết 42). Đây là Nghị quyết về Chương trình an sinh xã hội có trị giá tương đương 0,25 GDP (xấp xỉ 0,5 tỷ USD) để trợ cấp cho các cá nhân, hộ gia đình và DN với kỳ vọng giúp làm giảm tỷ lệ nghèo năm 2020 từ 1,3 điểm phần trăm xuống còn 4,9%. Chương trình trợ giúp cho các hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, thường thuộc ngũ phân vị có thu nhập nghèo nhất và các hộ gia đình ở nông thôn, vì thu nhập của họ thường bị ảnh hưởng nặng nề nhất do đại dịch.

Tuy nhiên, theo ADB, tiến độ giải ngân theo Nghị quyết 42 khá chậm. Tính đến cuối năm 2020, mới chỉ có một nửa nguồn tiền chính sách được giải ngân do thiếu các tiêu chí lựa chọn rõ ràng và một hệ thống giải ngân chuyên trách. Mặc dù Nghị quyết 42 có thể có hiệu quả giảm nghèo tốt nhưng chương trình này chưa đủ để đưa những nhóm dễ bị tổn thương nhất thoát nghèo do hạn chế về quy mô số tiền và khoảng cách nghèo còn lớn.

Bởi vậy, chương trình trợ giúp cho người dân cần phải được tăng cường để giúp các nhóm nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất không tiếp tục bị mất thu nhập. Do tác động của Covid-19 đối với các đối tượng rất khác nhau nên cần ưu tiên hỗ trợ cho những đối tượng làm việc trong những lĩnh vực, ngành nghề bị ảnh hưởng nhiều nhất. Xây dựng một hệ thống theo dõi và đánh giá toàn diện dành cho các đối tượng thụ hưởng chính sách bảo trợ xã hội hiện tại và tiềm năng, trong đó có cả đối tượng thuộc khu vực phi chính thức sẽ rất hữu ích để tiếp cận những người dân cần được hỗ trợ.

Tuy nhiên, các chương trình trợ cấp tiền mặt nói chung chỉ là giải pháp ngắn hạn để khắc phục cú sốc về thu nhập do đại dịch Covid-19 gây ra. Kế sách lâu dài, bền vững hơn phải là giúp cho người nghèo và người dễ bị tổn thương đa dạng hoá được sinh kế thông qua các giải pháp như: đào tạo nghề ngắn hạn và cải thiện tiếp cận với tín dụng vi mô để hỗ trợ thành lập DN mới.../.

ĐỨC THÀNH

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201