Thứ Tư, 24/4/2024 - 19:43:36 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Cân nhắc một số quy định về quản lý hải quan đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu

THỨ NĂM, 23/12/2021 22:25:00 | KINH TẾ - XÃ HỘI
(BKTO) - Bộ Tài chính đang xây dựng Dự thảo Nghị định quy định về quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử (Dự thảo). Góp ý cho Dự thảo này, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng một số quy định tại Dự thảo còn chưa phù hợp.

VCCI cho rằng cần cân nhắc một số quy định về quản lý hải quan - Ảnh minh họa: TTXVN


Cụ thể, về người khai hải quan, tại Điều 4.4 Dự thảo quy định chủ hàng hóa nhập khẩu được quyền khai hải quan.

Tuy nhiên, quy định này chưa phù hợp với Nghị định 08/2015/NĐ-CP (quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan), bởi tại Điều 5 Nghị định này quy định chủ hàng hóa là thương nhân nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam phải thực hiện thủ tục hải quan thông qua đại lý làm thủ tục hải quan. "Do vậy, đề nghị cơ quan soạn thảo điều chỉnh quy định cho phù hợp" - VCCI góp ý.

Về xử lý trong trường hợp hệ thống khai báo hải quan gặp sự cố, tại Điều 7.4 Dự thảo quy định cơ quan hải quan sẽ thông báo nếu hệ thống gặp sự cố không khai báo được.

Tuy nhiên, theo VCCI, Dự thảo chưa có quy định về phương thức doanh nghiệp cung cấp thông tin trong trường hợp này. Cụ thể, doanh nghiệp có được khai hồ sơ giấy (và cập nhật bản điện tử sau khi hệ thống hoạt động trở lại) hay không? Nếu không, doanh nghiệp có thể đối mặt với tình trạng hàng hóa bị ùn ứ tại cửa khẩu do không thông quan được.

“Do vậy, đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung quy định làm rõ vấn đề trên” - VCCI góp ý.

Bên cạnh đó, về trách nhiệm của doanh nghiệp tham gia sử dụng hệ thống xử lý dữ liệu thương mại điện tử, tại Điều 8.1.b Dự thảo quy định doanh nghiệp có trách nhiệm trang bị đầy đủ về hạ tầng kỹ thuật an toàn trong hoạt động giao dịch điện tử đảm bảo việc khai báo, truyền, nhận, lưu trữ thông tin khi truy cập và trao đổi thông tin với hệ thống xử lý dữ liệu thương mại điện tử.

Theo VCCI, quy định này cần xem xét ở 2 điểm. Thứ nhất, về tính rõ ràng, quy định trong Dự thảo không rõ các yêu cầu đối với hạ tầng kỹ thuật mà doanh nghiệp cần trang bị là gì? Thứ hai, về tính phù hợp, tại Điều 8.2.b Dự thảo cho phép doanh nghiệp thực hiện theo 1 trong 2 phương thức, sử dụng trực tiếp chức năng trên hệ thống hoặc kết nối vào hệ thống.

Do đó, chỉ các doanh nghiệp thực hiện theo phương thức kết nối vào hệ thống mới cần trang bị thêm một số hạ tầng kỹ thuật để đảm bảo cho việc kết nối. Trong khi đó, quy định tại Điều 8.1.b Dự thảo áp dụng chung cho tất cả các doanh nghiệp là chưa phù hợp trong trường hợp doanh nghiệp sử dụng trực tiếp chức năng trên hệ thống.

Hơn nữa, quy định này đang thừa, bởi tại Điều 8.2.b Dự thảo yêu cầu doanh nghiệp kết nối với hệ thống phải theo tiêu chuẩn kỹ thuật và định dạng dữ liệu do Tổng cục Hải quan công bố, nghĩa là doanh nghiệp đã phải đáp ứng những yêu cầu kỹ thuật nhất định trước khi kết nối vào hệ thống. Do đó, yêu cầu doanh nghiệp trang bị thêm hạ tầng kỹ thuật, trong khi chưa rõ hạng mục cần trang bị là thừa.

“Vì vậy, đề nghị cơ quan soạn thảo bỏ quy định tại Điều 8.1.b Dự thảo” - VCCI góp ý./.

DIỆU THIỆN

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201