Thứ Sáu, 29/3/2024 - 22:51:43 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Cần cân nhắc một số quy định trong lĩnh vực chăn nuôi

THỨ TƯ, 12/01/2022 23:12:21 | KINH TẾ - XÃ HỘI
(BKTO) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đang xây dựng Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Nghị định 13/2020/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi (Dự thảo). Góp ý cho Dự thảo này, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng một số quy định trong Dự thảo còn bất cập, cần được xem xét, cân nhắc.

 

VCCI cho rằng cần xem xét, cân nhắc một số quy định trong lĩnh vực chăn nuôi - Ảnh minh họa: dangcongsan.vn


Cụ thể, tại Điều 32a Dự thảo quy định về cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, VCCI kiến nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc quy định đơn giản hơn theo hướng cho phép doanh nghiệp chỉ cần có “văn bản xác nhận, chấp thuận” (quy định tại Điểm d, Khoản 6 Điều 7 Luật Đầu tư), thay vì yêu cầu theo hướng cấp phép.

Trường hợp vẫn giữ lại quy định về cấp giấy chứng nhận, đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục. “Việc quy định tổng thời gian thực hiện các thủ tục là 35 ngày kể từ khi doanh nghiệp nộp hồ sơ cho đến khi được cấp giấy chứng nhận như quy định tại Dự thảo là quá dài và hoàn toàn có thể rút ngắn hơn nữa bằng việc cơ quan quản lý áp dụng công nghệ thông tin trong quá trình thực hiện các thủ tục” - VCCI góp ý.

Bên cạnh đó, đối với quy định chung về thực hiện thủ tục hành chính (quy định tại Điều 4 Nghị định 13/2020/NĐ-CP), đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung thêm một số quy định.

Thứ nhất, cơ quan tiếp nhận không được phép yêu cầu thêm thành phần hồ sơ so với những thành phần hồ sơ đã được quy định tại Nghị định này.

Thứ hai, với các bản dịch tiếng Việt từ tài liệu chữ nước ngoài, cho phép doanh nghiệp được lựa chọn một trong hai hướng: cho phép doanh nghiệp tự dịch, tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản dịch, hoặc doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ công chứng bản dịch, khi đó cơ quan tiếp nhận không được phép từ chối hồ sơ vì lý do bản dịch không chính xác.

Ngoài ra, về thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đối với cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, tại Điều 8 Nghị định 13/2020/NĐ-CP quy định như sau: Cục Chăn nuôi có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đối với các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi bổ sung, cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi xuất khẩu theo đề nghị của bên nhập khẩu; Sở NN&PTNT có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đối với các cơ sở sản xuất các loại thức ăn chăn nuôi khác.

“Việc quy định thẩm quyền cấp phép của Cục Chăn nuôi thường sẽ gây tốn kém về chi phí và mất thời gian hơn cho các doanh nghiệp, so với Sở NN&PTNT cấp phép, trong khi đó, nếu các điều kiện kinh doanh được quy định đủ rõ ràng, minh bạch thì các Sở NN&PTNT hoàn toàn có thể thực hiện toàn bộ các công việc này” - VCCI nêu quan điểm.

Do đó, nhằm đơn giản hoá thủ tục hành chính, giảm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp, đề nghị cơ quan soạn thảo sửa đổi quy định theo hướng giao toàn bộ thẩm quyền cấp phép cho các Sở NN&PTNT, trừ trường hợp có yêu cầu của nước nhập khẩu, bên nhập khẩu./.
DIỆU THIỆN

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201