Thứ Năm, 28/3/2024 - 17:24:22 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Niềm tin tăng trưởng kinh tế mong manh đầu năm 2021

THỨ HAI, 01/03/2021 14:15:00 | KIỂM TOÁN TRONG NƯỚC
(BKTO) - Theo Báo cáo khảo sát điều kiện kinh tế toàn cầu (GECS) của Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh quốc (ACCA) và Viện Kế toán quản trị (IMA) công bố mới đây, tăng trưởng kinh tế trong quý IV/2020 đã bị chặn đứng và sẽ tiếp tục mong manh khi bước sang năm 2021.

Tỷ lệ tăng trưởng theo từng đối tượng. Nguồn: World Bank


Kết quả khảo sát quý IV/2020 cho thấy: Các chỉ số đầu tư, việc làm và đơn đặt hàng toàn cầu ghi nhận tăng trưởng khiêm tốn và thấp hơn rất nhiều mức trước khủng hoảng vào quý IV/2019.

Các chỉ số về “lo ngại” liên quan đến khách hàng và nhà cung cấp ngừng hoạt động mặc dù đã giảm một chút nhưng vẫn ở mức cao. Điều này nhấn mạnh mức độ không chắc chắn rất cao của triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu vào đầu năm 2021. Bên cạnh đó, lo ngại về lạm phát vẫn không đáng kể so với lo ngại về duy trì chi phí ở mức thấp nhất.

Ông Michael Taylor - Chuyên gia kinh tế trưởng của ACCA toàn cầu - chia sẻ: Năm 2020 là năm kinh tế toàn cầu yếu nhất trong nhiều thập niên qua và 2021 sẽ có sự phục hồi nhưng chính xác khi nào và ở mức nào vẫn còn không chắc chắn. Dự báo năm 2021 khởi đầu chậm, là động lực phục hồi trong nửa cuối năm. Tuy nhiên, dự báo này phụ thuộc rất nhiều vào tiến triển của dịch Covid-19 và chương trình vắc-xin hiệu quả vẫn là những ẩn số.

Báo cáo của ACCA và IMA cũng dự báo: Tỷ lệ thất nghiệp sẽ gia tăng ở nhiều quốc gia, dẫn đến giảm niềm tin của người tiêu dùng và hạn chế tốc độ hồi phục nền kinh tế.

TS. Raef Lawson - Phó Chủ tịch phụ trách nghiên cứu và chính sách của IMA - cho rằng: Đại dịch đã khiến hàng triệu người rơi vào tình trạng cực nghèo khi các thị trường mới nổi khủng hoảng lần đầu vào năm 2020 sau nhiều thập kỷ. Các chính sách ứng phó đại dịch đã khiến nền tài chính công của hầu hết các quốc gia thâm hụt ngân sách từ 10% đến 15% GDP, đáng chú ý một số quốc gia có tỷ lệ nợ trên GDP hơn 100%.

"Thực tế này đặt ra bài toán lớn cho các chính phủ khi nào nên ngừng các gói hỗ trợ và thắt chặt chính sách để phục hồi tài chính công. Các sai lầm về chính sách có thể dẫn tới rủi ro lệch hướng phục hồi kinh tế”- TS. Raef Lawson nhấn mạnh./.
THÙY LÊ

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201