Thứ Sáu, 29/3/2024 - 18:04:30 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Hoàn thiện Dự thảo Chiến lược phát triển KTNN gửi các cơ quan liên quan thẩm định, cho ý kiến

THỨ TƯ, 11/09/2019 20:30:00 | KIỂM TOÁN TRONG NƯỚC
(BKTO)- Chiều 11/9, tại trụ sở KTNN, cuộc họp Ban chỉ đạo xây dựng Chiến lược phát triển KTNN giai đoạn 2020- 2030, tầm nhìn đến năm 2035 đã diễn ra dưới sự chủ trì của Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc- Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng Chiến lược. Cuộc họp tiến hành tham gia ý kiến hoàn thiện đối với Dự thảo Chiến lược (lần thứ 3), chuẩn bị trình các cơ quan liên quan thẩm định, cho ý kiến.

Tham dự cuộc họp có các Phó Trưởng ban, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước: Đoàn Xuân Tiên, Vũ Văn Họa, Đặng Thế Vinh, Nguyễn Tuấn Anh và các thành viên Ban chỉ đạo.
 

Quang cảnh cuộc họp


Phát biểu định hướng tại cuộc họp, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc nêu rõ, tại cuộc họp lần này, Thường trực Ban chỉ đạo sẽ lắng nghe, tiếp thu những ý kiến để hoàn thiện dự thảo Chiến lược phát triển KTNN giai đoạn 2020- 2030, tầm nhìn đến năm 2035 và các hồ sơ có liên quan để trình các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến; tiếp tục hoàn thiện và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua vào cuối năm nay. Trên cơ sở đó, dự kiến Chiến lược sẽ được triển khai thực hiện từ năm 2020, mở ra triển vọng phát triển lên tầm cao mới của KTNN trong tương lai.

Theo Tờ trình Chiến lược phát triển KTNN giai đoạn 2020- 2030, tầm nhìn đến năm 2035 do Phó Chánh Văn phòng KTNN Lê Tùng Lâm trình bày tại cuộc họp, tính đến ngày 10/9/2019, tất cả 7 Tiểu ban đã gửi báo cáo cho Thường trực Ban Chỉ đạo. Theo đó, một số nội dung đã được hoàn thiện hơn so với lần báo cáo trước, như: sự cần thiết xây dựng Chiến lược; Cơ sở pháp lý; Thực trạng thực hiện Chiến lược phát triển KTNN giai đoạn 2010- 2020; Mục tiêu cụ thể của Chiến lược phát triển KTNN giai đoạn 2020-2030, tầm nhìn đến năm 2035; những nội dung của Chiến lược và lộ trình thực hiện... Tờ trình cũng nêu cụ thể những nội dung xin ý kiến của Ban chỉ đạo.

Về sự cần thiết, Dự thảo nêu: Chiến lược không những có ý nghĩa quan trọng và cấp bách trong việc hoàn thiện và nâng cao hiệu lực hoạt động của Nhà nước pháp quyền XHCN, mà còn tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho KTNN hoạch định các kế hoạch dài hạn, trung hạn và hằng năm, khắc phục những bất cập và hoàn thành tốt hơn chức năng, nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao. Trên tinh thần đó, dưới sự chủ trì của Tổng Kiểm toán Nhà nước, các đại biểu đã tích cực đóng góp ý kiến để tiếp tục hoàn thiện về các nội dung: mục tiêu cụ thể của Chiến lược; cơ cấu tổ chức bộ máy của KTNN và các đơn vị trực thuộc; biên chế của KTNN đến năm 2030; cơ cấu nguồn nhân lực, chất lượng nguồn nhân lực; mục tiêu nâng cao chất lượng kiểm toán thông qua các nội dung quy mô kiểm toán, loại hình kiểm toán, công nghệ và kỹ thuật kiểm toán, phương pháp kiểm toán…

Kết luận cuộc họp, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc đánh giá cao việc các Tiểu ban và Ban soạn thảo đã xây dựng bản Dự thảo Chiến lược tương đối toàn diện, cũng như đánh giá cao các ý kiến đóng góp hoàn thiện Dự thảo của các thành viên Ban chỉ đạo. Đồng thời với việc yêu cầu Ban soạn thảo nghiên cứu, tiếp thu ý kiến tham gia của các đại biểu, Tổng Kiểm toán Nhà nước cũng phân tích làm rõ thêm và chỉ đạo việc hoàn thiện đối với một số nội dung trọng tâm theo đề xuất, xin ý kiến của Thường trực Ban chỉ đạo và một số vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm.
 

Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc- Trưởng Ban chỉ đạo phát biểu kết luận cuộc họp


Tổng Kiểm toán Nhà nước nhấn mạnh: Chiến lược phát triển KTNN giai đoạn 2020-2030, tầm nhìn đến năm 2035 cần phải toát lên được tính chuyên nghiệp, tính hiện đại của KTNN, thể hiện KTNN là công cụ hữu hiệu, quyền năng của Nhà nước trong việc kiểm toán tài chính công, tài sản công.

Tin và ảnh: H.THOAN - N.LỘC
 

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201