Thứ Bảy, 20/4/2024 - 16:10:50 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Tạo đột phá cho phát triển Kiểm toán Nhà nước

THỨ NĂM, 09/06/2016 07:15:00 | VẤN ĐỀ HÔM NAY
(BKTO) - “Hầu hết các nội dung của Kế hoạch Chiến lược phát triển KTNN giai đoạn 2013-2017 đã được triển khai thực hiện, nhiều Mục đích chiến lược thực hiện có hiệu quả đã làm nền tảng và tạo đột phá cho sự phát triển của ngành” - đó là đánh giá của Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc về kết quả nổi bật của ngành tại Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch Chiến lược phát triển KTNN giai đoạn 2013-2017 (KHCL).


 

Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc phát biểu tổng kết Hội nghị. Ảnh: THUNG TÙNG
 
Nhiều kết quả đáng ghi nhận 

3 năm qua, toàn ngành đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, triển khai đồng bộ và có hiệu quả 8 mục đích chiến lược của KHCL; từng đơn vị đã bám sát và đưa các hoạt động, tiểu hoạt động thực hiện Chiến lược vào chương trình công tác hằng năm.

Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc khẳng định: Các đơn vị trong toàn ngành đã có nhiều nỗ lực phấn đấu và đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo nền tảng cho sự phát triển của ngành. Điển hình là ở Mục đích chiến lược 1 về nâng cao địa vị pháp lý và hiệu lực hoạt động của KTNN. Theo đó, việc Quốc hội thông qua Hiến pháp năm 2013, trong đó có quy định về địa vị pháp lý của KTNN tại Điều 118 là một thành công lớn, lần đầu tiên KTNN được Hiến định. Tiếp đó, chúng ta đã tích cực bắt tay vào bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện và trình Quốc hội thông qua Luật KTNN năm 2015, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của KTNN, tạo tiền đề, cơ sở pháp lý vững chắc cho sự phát triển của KTNN về sau.

Bên cạnh thành công trên, báo cáo của KTNN cho biết, tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ của KTNN cũng từng bước hoàn thiện, chuyên nghiệp hơn; mô hình cấp phòng tại các KTNN chuyên ngành, khu vực được kiện toàn theo hướng chuyên sâu; hệ thống Chuẩn mực KTNN theo chuẩn mực quốc tế đã và đang gấp rút được hoàn thiện; Đề án tổng thể phát triển công nghệ thông tin (CNTT) của KTNN giai đoạn 2015-2020 được ban hành và triển khai; công tác xây dựng Kế hoạch kiểm toán (KHKT), kiểm soát hoạt động kiểm toán được đổi mới toàn diện… 

Tham gia thảo luận tại Hội nghị, các Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước và lãnh đạo các đơn vị trực thuộc đều thống nhất cho rằng, những kết quả đạt được trong 3 năm qua là rất đáng ghi nhận, góp phần đưa KTNN trở thành cơ quan kiểm tra tài chính công uy tín, trách nhiệm, có trình độ chuyên nghiệp cao và từng bước hiện đại. Các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến liên quan đến các nội dung của KHCL như: Vấn đề xây dựng KHKT, kiểm soát chất lượng kiểm toán; vấn đề phân cấp, phân quyền cho thủ trưởng các đơn vị trực thuộc; ứng dụng CNTT vào hoạt động kiểm toán; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kiểm toán…

Đồng thời, các đại biểu cũng đề xuất nhiều giải pháp khắc phục hạn chế về tiến độ của một số hoạt động trong KHCL, tiến độ ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật KTNN (sửa đổi) và hệ thống Chuẩn mực KTNN, hạn chế trong triển khai hoạt động kiểm toán dựa trên đánh giá rủi ro, xác định trọng yếu…

Tập trung nâng cao chất lượng kiểm toán

Theo ông Mai Vinh - Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành II, tại mục đích chiến lược 4 về tăng cường năng lực của KTNN trong việc xây dựng KHKT, chúng ta mới chú ý đến việc xây dựng KHKT năm và KHKT trung hạn, dài hạn mà chưa chú ý đến KHKT chi tiết, trong khi chất lượng cuộc kiểm toán phụ thuộc lớn vào KHKT chi tiết. Do đó, Tổ soạn thảo nên bổ sung thêm vào KHCL nội dung xây dựng KHKT chi tiết. Đối với mục đích chiến lược 5 về nâng cao chất lượng hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán, chúng ta đang thiên về kiểm soát từ bên ngoài, chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của việc tự kiểm soát của Đoàn kiểm toán và Tổ kiểm toán; trong khi, theo chuẩn mực kiểm toán quốc tế, việc tự kiểm soát là rất quan trọng.

Ông Hoàng Văn Chương - Chánh Thanh tra KTNN cho rằng, việc phân cấp, ủy quyền là rất quan trọng nhưng chúng ta chưa làm được triệt để. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đang làm rất tốt vấn đề này. Theo đó, Kiểm toán trưởng khi ký ban hành một Báo cáo kiểm toán thì phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Tổng Kiểm toán Nhà nước và pháp luật về tính chính xác của Báo cáo kiểm toán. Điều này cũng giúp nâng cao trách nhiệm của Kiểm toán trưởng trong việc lựa chọn nhân lực bố trí cho Đoàn kiểm toán, tuyển chọn cán bộ có đủ năng lực và phẩm chất để đảm đương nhiệm vụ.

Phát biểu kết luận Hội nghị, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc bày tỏ sự đồng thuận cao trước những ý kiến góp ý của các đại biểu tham dự, đồng thời yêu cầu các bộ phận chức năng nghiêm túc tiếp thu để hoàn thiện lại báo cáo. Định hướng những trọng tâm triển khai trong thời gian tới, Tổng Kiểm toán Nhà nước lưu ý toàn ngành cần tập trung vào 3 nội dung: Chú trọng nâng cao chất lượng kiểm toán; nâng cao vị thế, uy tín và hình ảnh của KTNN; củng cố, hoàn thiện bộ máy, cơ sở vật chất cho hoạt động kiểm toán.

“Để nâng cao chất lượng kiểm toán, từ khâu lập KHKT, thực hiện kiểm toán, lập Báo cáo kiểm toán và theo dõi, đôn đốc thực hiện kiến nghị kiểm toán phải được làm tốt. Muốn vậy, trước hết chúng ta phải chú ý đến nguồn lực con người. Cán bộ kiểm toán phải là người có tâm trong sáng, có trình độ, năng lực chuyên môn, kinh nghiệm kiểm toán, sử dụng thành thạo các công cụ hỗ trợ hoạt động kiểm toán và có bản lĩnh vững vàng” - Tổng Kiểm toán Nhà nước nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, KTNN sẽ đẩy mạnh kiểm toán hoạt động; kiểm toán trong môi trường CNTT; kiểm toán tài nguyên khoáng sản, đất đai, môi trường; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính và phòng, chống tham nhũng; nâng cao trách nhiệm người đứng đầu đơn vị; từng bước xây dựng KTNN ngày càng phát triển, trở thành công cụ hữu hiệu, đáng tin cậy của Đảng và Nhà nước trong giám sát việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.
 
THANH TÙNG

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Đến năm 2045, Việt Nam sẽ giảm 80% mức tiêu thụ HFC

Đến năm 2045, Việt Nam sẽ giảm 80% mức tiêu thụ HFC

(BKTO) - Thông tin được đưa ra tại Hội thảo “Phổ biến quy định pháp luật về bảo vệ tầng ozone, khởi động hợp tác quản lý vòng đời các chất F-Gas” do Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) phối hợp cùng các đối tác tổ chức ngày 24/10, tại Hà Nội.

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201