Thứ Sáu, 29/3/2024 - 21:57:02 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

40 năm Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc (1979 - 2019): Khốc liệt Vị Xuyên

THỨ SÁU, 15/02/2019 17:55:00 | TRONG NƯỚC
(BKTO) - Tính từ ngày quân xâm lược nổ súng tấn công 6 tỉnh biên giới phía Bắc cho đến ngày rút quân, đồng loạt và bất ngờ chỉ trong một tháng. Tuy nhiên, theo Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy, nguyên Phó Tư lệnh Quân khu 2, Tham mưu trưởng mặt trận Vị Xuyên, Hà Giang (1984 - 1989), trong thời gian đó, quân xâm lược không chỉ sát hại dã man đồng bào ta mà còn gây ra những cuộc tàn phá kinh hoàng; khốc liệt và thương vong nhất là ở mặt trận Vị Xuyên.


Sẵn sàng chiến đấu

Bước sang tuổi 89 nhưng Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy vẫn rất minh mẫn và khỏe mạnh. Ông kể: Sáng 17.2.1979, khi đang học ở Học viện Quốc phòng, ông bất ngờ nghe tin báo quân xâm lược ở phía Bắc tấn công vào 6 tỉnh biên giới nước ta. Phía ta nhận định, các đơn vị đang đứng chân ở các tỉnh biên giới có nhiệm vụ bằng mọi giá phải chặn được chúng, không cho chúng tiến sâu vào lãnh thổ, để các quân đoàn chủ lực của ta từ Campuchia kịp về.

“Lúc đó, ở Campuchia cơ bản chúng ta đã ổn định được tình hình nên Quân đoàn 2, Quân đoàn 3 đã thần tốc rút quân về nước bằng đủ phương tiện, từ máy bay, tàu hỏa, tàu thủy, xe cơ giới... Nhiệm vụ còn lại ở nước bạn Campuchia được giao cho Quân đoàn 4 và một số đơn vị thuộc Quân khu 9”, Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy nhớ lại. Sau khi các quân đoàn chủ lực về nước, chúng ta xây dựng kế hoạch nếu quân xâm lược tiến vào sâu lãnh thổ, quân ta sẽ tổ chức một trận đánh lớn ở khu vực Sài Hồ (Lạng Sơn). “Nếu trận đánh này diễn ra, chúng ta sẽ phải sử dụng Quân đoàn 1 và Quân đoàn 2 làm gọng kìm để tiêu diệt chúng. Trường hợp chúng đi theo đường 1B xuống khu vực Bắc Sơn (Thái Nguyên), chúng ta cũng có phương án mở trận đánh lớn tại khu vực này”.

Tuy nhiên, khi thấy các quân đoàn chủ lực của ta bắt đầu tham chiến, quân xâm lược cũng bắt đầu rút dần. Đến ngày 18.3.1979, chúng tuyên bố đã hoàn thành nhiệm vụ và rút quân. “Phía đối phương cũng hiểu rằng nếu như không rút sớm thì phải đối mặt với các đơn vị chủ lực của ta. Và như vậy, thương vong lớn sẽ khó tránh khỏi bởi các quân đoàn chủ lực của ta đều thiện chiến, từng kinh qua nhiều chiến trường ác liệt”, Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy nhận định.

“Lò vôi thế kỷ”

Vị Xuyên đã trở thành một trong những mặt trận ác liệt nhất trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc. Sau sự kiện ngày 17.2.1979, quân xâm lược cũng thiệt hại đáng kể. Theo Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy, đến năm 1984, chúng quyết định nổ súng tấn công vào tuyến biên giới Hà Giang, trong đó cụ thể là Vị Xuyên. “Chúng chọn Vị Xuyên chứ không phải nơi nào khác trong 6 tỉnh biên giới, bởi đã tính toán rất kỹ. Quân xâm lược không đánh vào Lạng Sơn, nơi có cửa khẩu Hữu Nghị dễ bị phát hiện. Trong khi Hà Giang nằm ở phía Bắc của Việt Nam, duy nhất chỉ có đường số 2 từ Phú Thọ đi lên, là nơi vắng vẻ, ít người biết đến. Bởi thế Vị Xuyên mới trở thành tâm điểm của cuộc chiến”.

Trên hướng Quân khu 2, tại mặt trận Vị Xuyên - Thanh Thủy, quân xâm lược tập trung lực lượng binh, hỏa lực lớn gồm 4 tập đoàn quân, 4 quân đoàn độc lập thuộc 8 đại quân khu: Côn Minh, Thành Đô, Nam Kinh, lần lượt thay phiên tiến công lấn chiếm vùng biên. “Chúng vừa dùng máy bay, thám báo, biệt kích luồn sâu sang đất Việt Nam nắm tình hình, vừa kết hợp bắn cấp tập pháo cối, chế áp các điểm cao, trục đường giao thông và lực lượng bộ binh tấn công lấn chiếm đất ta. Cách đánh của chúng không theo quy luật, không kể ngày đêm, tập trung mật độ lớn với mức độ hủy diệt vào những khu vực trọng điểm như Đồi Đài, Cô Ích, các cao điểm 685, 1509, 1100, 772, Cót Ép, khu Bốn Hầm. Số lượng đạn, pháo cối của chúng sử dụng trung bình mỗi ngày từ 1 - 2 vạn quả.

Lặng người giây lát, vị tướng già cho biết, đến hiện tại ông và đồng đội vẫn không quên được sự khốc liệt của trận tuyến Vị Xuyên. “Những trận đánh giữ đất của bộ đội Việt Nam diễn ra vô cùng quyết liệt trên các cao điểm. Có những ngày Vị Xuyên bị bắn đến 5 vạn quả đại pháo. Cả vùng núi Hà Giang, đặc biệt là khu vực Đồi Đài bị bắn phá, đá bị bạt đi hơn 3m đến trắng xóa, ác liệt đến mức được gọi là “lò vôi thế kỷ”. Chỉ trong 3 ngày, từ 28 - 30.4.1984, cơ bản các điểm cao trên biên giới của chúng ta đã bị chiếm. Rất nhiều chiến sĩ đã hy sinh.

Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy cho biết thêm, độ thương vong lên đỉnh điểm vào ngày 12.7.1984, mặt trận biên giới Vị Xuyên đã diễn ra trận chiến khốc liệt mang bí danh MB84. Để sau này, 12.7 trở thành ngày giỗ trận của Sư đoàn 356, khi chỉ trong 1 ngày, 600 chiến sĩ tham gia trận chiến đã hy sinh... Gần 5.000 chiến sĩ hy sinh bảo vệ biên giới Vị Xuyên thuộc 9 sư đoàn chủ lực; hơn 9.000 thương - bệnh binh cùng nhiều đơn vị bộ đội trực tiếp tham chiến, bám trụ, đẩy lùi quân xâm lược.

Cuối tháng 6.1984, quân dân ta quyết định phản công. Trong trận chiến giành lại cao điểm 772, Sư đoàn 356 đã tổ chức hàng chục đợt tấn công dưới sức ép hỏa lực địch từ trên xuống. Mặt trận Vị Xuyên - Thanh Thủy được xác định là vùng chiến sự ác liệt nhất trong cuộc chiến chống lấn chiếm biên giới phía Bắc. Trong vòng 4 tháng (4 - 8.1984), chúng ta đã loại khỏi vòng chiến đấu gần 7.500 quân quân xâm lược, đối đầu với những binh đoàn lớn, âm mưu, chiến lược thâm độc của quân xâm lược. Đó là chiến thắng của sự quyết tâm giữ vững chủ quyền biên giới Tổ quốc.

Theo daibieunhandan.vn

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp giám sát 4 chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp giám sát 4 chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(BKTO) - Từ sau Kỳ họp thứ 3 đến Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) đã chủ trì và phối hợp giám sát 4 chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các hoạt động giám sát theo Chương trình, Quy chế phối hợp giữa MTTQVN với các cơ quan hữu quan.

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201