Thứ Sáu, 26/4/2024 - 05:59:08 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Kiểm toán Nhà nước: Tồn tại nhiều sai phạm trong kiểm toán tại DN

THỨ TƯ, 09/08/2017 10:15:00 | CÔNG LUẬN VÀ KIỂM TOÁN
(BKTO) - Vừa qua, KTNN đã tổ chức Họp báo công bố Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm 2016 và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán năm 2015 của KTNN. Họp báo đã thu hút sự quan tâm, đến tham dự đưa tin của nhiều cơ quan báo chí. Báo điện tử Kiểm toán trân trọng giới thiệu tới độc giả bài viết của Báo điện tử enternews.vn.


Chiều 21/7, KTNN đã họp báo công bố báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm 2016 và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán năm 2015. Theo đó, còn nhiều tồn tại sai phạm trong kiểm toán tại DN...
 

Họp báo Kiểm toán nhà nước diễn ra chiều 21/7

Ông Trần Khánh Hoà - Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, cho biết: năm 2016, KTNN đã tiến hành kiểm toán tại 204 đơn vị. Qua kiểm toán NSNN năm 2015 cho thấy, tình trạng hạch toán, kê khai thiếu doanh thu, xác định sai chi phí, từ đó tính thiếu thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập DN và lợi nhuận còn lại phải nộp NSNN… vẫn diễn ra khá phổ biến.

KTNN xác định số phải nộp ngân sách tăng thêm 11.365 tỷ đồng, trong đó đơn vị có kiến nghị nộp lớn như: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam 2.054 tỷ đồng, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn - TNHH Một thành viên 1.755 tỷ đồng, Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn - TNHH Một thành viên 1.264 tỷ đồng...

Đặc biệt, qua đối chiếu 1.653 người nộp thuế, KTNN kiến nghị các khoản phải nộp ngân sách tăng thêm 2.050 tỷ đồng, trong đó DN nộp tăng thêm 882 tỷ đồng.

Sử dụng ngân sách chưa hợp lý

Tình trạng sử dụng kinh phí ngân sách chưa phù hợp với chế độ, tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước từng bước được khắc phục. Tuy nhiên, dự toán chi vẫn lặp lại các sai sót đã được phát hiện trong những năm trước về xây dựng và phân bổ kế hoạch vốn; hỗ trợ kinh phí hoạt động cho một số hội, câu lạc bộ không thuộc danh mục theo quy định của Chính phủ; xác định thiếu phần tiết kiệm chi thường xuyên để thực hiện cải cách tiền lương; bố trí dự toán các khoản chi không đúng quy định; phân bổ dự toán cho một số đơn vị nhưng không có nhiệm vụ chi cụ thể.

Vụ trưởng Trần Khánh Hòa cho biết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao chi tiết kế hoạch vốn chậm và giao nhiều lần; trình phương án điều chỉnh và phương án phân bổ vốn nước ngoài bổ sung chậm; bố trí kế hoạch vốn cho dự án không theo thứ tự ưu tiên; bố trí cho nhiều dự án khởi công mới không đảm bảo điều kiện; bố trí cho 18 dự án không có cơ sở (575 tỷ đồng), vượt tỷ lệ hỗ trợ ngân sách Trung ương (20 tỷ đồng); không đúng đối tượng hoặc vượt tỷ lệ quy định tại các Chương trình (332 tỷ đồng); phê duyệt cơ cấu nguồn vốn ngân sách trung ương trong tổng mức đầu tư vượt tỷ lệ hỗ trợ quy định 1.004,9 tỷ đồng.

Các sai sót trong chấp hành trình tự đầu tư đã được KTNN phát hiện và kiến nghị trong những năm vừa qua vẫn xảy ra tại không ít các dự án được kiểm toán trong năm 2016. Kiểm toán 1.228 dự án của các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương, KTNN đã kiến nghị giảm trừ 12.399 tỷ đồng.

Một số bộ, cơ quan Trung ương, địa phương và đơn vị được kiểm toán vẫn còn quyết toán một số khoản chi không đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức. 33/46 địa phương được kiểm toán sử dụng sai nguồn kinh phí 1.382 tỷ đồng. Một số đơn vị sử dụng nguồn cải cách tiền lương cho mục đích khác sai quy định 617 tỷ đồng.

Về nợ đọng xây dựng cơ bản, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chưa tổng hợp số nợ đọng nguồn ngân sách địa phương để báo cáo Chính phủ theo quy định. Qua kiểm toán cho thấy, 30/48 địa phương được kiểm toán phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản mới 7.227 tỷ đồng, các bộ, cơ quan Trung ương 107 tỷ đồng.

Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đến 31/01/2016 có 53 tỉnh, thành phố phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản 15.218 tỷ đồng (trong đó 1.147 xã đạt chuẩn nông thôn mới nợ đọng 7.138 tỷ đồng, bình quân 6,2 tỷ đồng/xã).

Ông Hòa cho biết, bên cạnh các hạn chế, sai sót trong quá trình đầu tư, công tác quản lý các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, BT, các dự án sử dụng nguồn vốn ODA, nguồn trái phiếu Chính phủ và các chương trình mục tiêu quốc gia còn bộc lộ nhược điểm, sai phạm, tùy tiện, lãng phí, gây khó khăn cho người dân, DN.

KTNN đã kiến nghị giảm thời gian thu phí hoàn vốn của 27 dự án BOT được kiểm toán (năm 2016 là 21 dự án) so với phương án tài chính ban đầu 107,4 năm, trong đó dự án giảm nhiều nhất là hơn 13 năm.

Kết quả kiểm toán DNNN và các tổ chức tài chính ngân hàng chỉ ra rằng, hầu hết các tập đoàn, tổng công ty và DN có sai sót trong việc hạch toán tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí; trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng giảm giá đầu tư tài chính, thu lợi nhuận sau thuế không đúng quy định. Qua kiểm toán, KTNN đã kiến nghị tăng thu NSNN 6.241,8 tỷ đồng.

Nhiều DN có hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu cao, thua lỗ lớn, âm vốn chủ sở hữu, có nguy cơ ngừng hoạt động hoặc phải giải thể; nhiều doanh nghiệp quản lý công nợ chưa chặt chẽ.

Đặc biệt, Dự án xây dựng công trình Nhà máy sản xuất phân bón Điamon Photphat số 2 thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam quá trình thực hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, qua kiểm toán, KTNN đã chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để làm rõ. Kiểm toán tại 7 DN cổ phần hóa, KTNN đã xác định tăng giá trị vốn nhà nước 20.818 tỷ đồng.

Kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán năm 2015 đã có chuyển biến tích cực, đạt 75,6% tổng số kiến nghị (năm 2014 đạt 64,3%) với số tiền thực hiện đến hết năm 2016 là 15.794 tỷ đồng, trong đó tăng thu, giảm chi ngân sách 10.195 tỷ đồng, đạt 82,3% (năm 2014 đạt 75%).

Tránh chồng chéo giữa thanh tra và kiểm toán

Tại buổi họp báo, lãnh đạo KTNN đã trả lời nhiều câu hỏi liên quan đến việc tránh thanh tra, kiểm toán chồng chéo, gây phiền hà cho DN, vấn đề còn có ý kiến khác nhau về kết quả kiểm toán.

Ông Cao Tấn Khổng - Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước, cho biết: KTNN là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập, thực hiện kiểm toán tài chính và tài sản công, có chức năng xác nhận kinh phí chi tiêu của Nhà nước, mối quan hệ tài chính và tài sản công, đánh giá, kết luận và kiến nghị chứ không phải là tìm ra sai phạm.

Trong quá trình lập kế hoạch, KTNN đã phối hợp với Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Chính phủ, các bộ, ngành, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội và xin ý kiến đại biểu Quốc hội với một quy trình chặt chẽ. Kế hoạch kiểm toán là kế hoạch cao nhất, ông Khổng nói.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, cơ quan này cũng vận dụng, xử lý hài hòa, có những điều chỉnh phù hợp. Chẳng hạn, việc kiểm toán đất đai tại Thành phố Hồ Chí Minh, đúng nguyên tắc là KTNN vào làm nhưng Thanh tra Chính phủ đã kiểm tra, gắn với xử lý khiếu nại, tố cáo nên cơ quan này không tiếp tục kiểm toán.

Theo Vụ trưởng Trần Khánh Hòa, KTNN đã ban hành Chỉ thị 1034 chấn chỉnh hoạt động kiểm toán, tránh chồng chéo, trùng lắp ngay từ trong nội bộ của KTNN.

Trong kiểm toán, lồng ghép một cách tối đa các nội dung để các đơn vị không phải tiếp nhiều lần. Trong định hướng xây dựng kế hoạch năm 2018, cơ quan này sẽ trao đổi với Thanh tra Chính phủ, xác định rõ tên dự án, chương trình mục tiêu, chuyên đề, ban hành sớm để các bộ, ngành, đơn vị biết, tránh trùng lắp...

Theo NGUYỄN LONG
enternews.vn

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao năng lực, hiệu quả trong hoạt động kiểm toán

Nâng cao năng lực, hiệu quả trong hoạt động kiểm toán

(BKTO) - Quyết tâm hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ năm 2021, tạo tiền đề thực hiện Chiến lược phát triển Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đến năm 2030, KTNN đã triển khai đồng bộ các giải pháp, tập trung nâng cao năng lực, đổi mới tổ chức hoạt động kiểm toán, với các giải pháp khắc phục tác động của dịch Covid-19. Đồng thời tiếp tục đổi mới phương pháp kiểm toán dựa trên đánh giá rủi ro, xác định trọng yếu; đẩy mạnh cải cách hành chính và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin (CNTT)... Phóng viên Báo Quân đội nhân dân có cuộc trao đổi với ông Trần Sỹ Thanh, Tổng KTNN về các nội dung này.

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201